Theo đó, thiết kế kiến trúc tòa nhà bảo tàng được lấy theo nguyên mẫu ngôi nhà số 34 Lý Nam Đế, phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội từ những ký ức của các thành viên gia đình Đại tướng với nhiều kỷ niệm sâu sắc mà ông và gia đình đã ở từ năm 1958-1986.
Tại ngôi nhà số 34 Lý Nam Đế, gia đình Đại tướng Nguyễn Chí Thanh đã nhiều lần được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh đến thăm. Đặc biệt tại đây đã diễn ra cuộc họp Bộ Chính trị ngày 06/08/1964 để bàn về sự nghiệp đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Hệ thống trưng bày của Bảo tàng gồm 8 chủ đề chính:
- Quê hương - Cách mạng miền Trung
- Việt Bắc
- Xây dựng Quân đội
- Xây dựng hòa bình ở miền Bắc
- Cách mạng miền Nam
- Ngày 06/07
- Tấm lòng những người ở lại
- Gia đình - hành trình tiếp nối
Ngoài ra còn các tiểu đề về Bình Trị Thiên khói lửa, Nông nghiệp, Đối ngoại, Văn hóa văn nghệ, Thể thao, Ông tướng du kích…
Hệ thống trưng bày giới thiệu hơn 300 ảnh, 220 hiện vật, hơn 150 tài liệu giấy, 23 pho tượng đồng gắn với những dấu mốc quan trọng trong quá trình hoạt động Cách mạng của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh; 2 không gian tái hiện là phòng làm việc trước đây của Đại tướng ở căn nhà 34 Lý Nam Đế và lán làm việc tại Trung ương Cục miền Nam; trên 100 đầu sách do Đại tướng viết và các tác giả viết về Đại tướng; hệ thống phim tài liệu về thân thế, cuộc đời và sự nghiệp của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.
Trong quá trình tiếp tục hoàn thiện, bảo tàng tiến hành mở cửa đón khách tham quan thử nghiệm, đóng góp ý kiến, từ thứ 3 đến Chủ nhật hàng tuần vào các khung giờ từ 8h30-11h30 và 14h-17h.
Tại tỉnh Thừa Thiên Huế, quê hương của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, có địa chỉ tại số 144, Đặng Thái Thân, thành phố Huế chính thức mở cửa đón khách tham quan từ ngày 6/7/2022.
Tại Hà Nội, Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh dự kiến khánh thành vào dịp kỷ niệm 110 năm ngày sinh của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (1/1/1914-1/1/2024).
Tại Triển lãm Ô tô Munich 2023, Volkswagen đã ra mắt mẫu xe điện ID GTI dựa trên mẫu Golf GTI huyền thoại nhằm thu hút khách hàng truyền thống trước sự cạnh tranh gay gắt tới từ các hãng xe Trung Quốc. Ảnh: Volkswagen.
Năm 2023, lần đầu tiên Volkswagen bị đánh bại trong cuộc đua “Hãng xe bán chạy nhất Trung Quốc” trước một đối thủ nội địa là BYD, cũng chính thức đánh dấu hồi kết của kỷ nguyên Volkswagen độc chiếm tại thị trường ô tô lớn nhất thế giới này.
Giờ đây, khi mà chính phủ Bắc Kinh bắt đầu thắt chặt hơn về các quy định, ngừng trợ cấp đối với xe điện, sự sụt giảm của nhu cầu người tiêu dùng cũng như sự ảnh hưởng khốc liệt tới từ cuộc chiến về giá cả, những nhà sản xuất Trung Quốc lại buộc phải chuyển hướng ra thị trường quốc tế, nơi thị trường châu Âu chính là trọng tâm.
Áp lực càng tăng thêm khi Volkswagen nói riêng cũng như các nhà sản xuất khác tới từ Đức nói chung, đã đánh mất hoàn toàn một thị trường quan trọng là Nga do tình hình chiến tranh, cũng như giá năng lượng tăng cao hậu quả từ sự phụ thuộc trong thời gian dài của Đức vào quốc gia Đông Âu này.
Ngược lại, bên kia bờ Đại Tây Dương, ông lớn về xe điện Tesla vẫn tiếp tục mở rộng chiếm lĩnh các thị trường và khẳng định vị thế dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực chuyển đổi điện khí hóa ngành ô tô và kéo mọi đối thủ vào những cuộc chiến cạnh tranh về giá cả không hồi kết, làm nhiều hãng xe lao vào khủng hoảng tài chính.
Một bức tranh ảm đạm từ “sân khách” đến “sân nhà” của Volkswagen trước những đối thủ từ cả Trung Quốc và Mỹ được nhận định như một cuộc khủng hoảng lớn nhất mà ông lớn xe hơi Đức phải đối mặt kể từ năm 2015 cho tới nay.
Theo Ngoại trưởng Đức, bà Annalena Baerbock cho biết tại Triển lãm Ô tô Munich 2023 diễn ra vào tuần trước: “Ngành công nghiệp ô tô quốc gia đang phải đối mặt với câu hỏi rằng liệu chúng ta có thể trở thành nước dẫn đầu toàn cầu trong tương lai hay không và bằng cách nào.” “Đối với nước Đức, ngành công nghiệp ô tô chiếm tỷ trọng lớn trong việc tạo ra giá trị, đây không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là cả vấn đề an ninh.”
Cũng tại Triển lãm Ô tô Munich năm nay, các hãng xe điện tới từ Trung Quốc cho thấy họ sẵn sàng cạnh tranh tay đôi với Đức. Số lượng các hãng xe và số lượng sản phẩm được ngành công nghiệp ô tô châu Á này mang tới Triển lãm đều tăng vọt đáng kể so với triển lãm năm 2021.
Trung Quốc chiếm vai trò quan trọng trong chiến lược toàn cầu của Volkswagen khi đây là thị trường tiêu thụ tới 40% ô tô bán ra nước ngoài của hãng.
Dây chuyền sản xuất xe điện của Tập đoàn Volkswagen. Ảnh: VW.
Dẫu vậy, cuộc cạnh tranh về kỷ nguyên mới của ô tô ngày càng cho thấy, người tiêu dùng không chỉ còn coi xe hơi là một sản phẩm cơ khí kỹ thuật đơn thuần mà là một cỗ máy áp dụng hàng loạt các loại phần mềm phức tạp, hỗ trợ cho con người khi sử dụng. Người Đức rõ ràng đang gặp những khó khăn khi bước vào thời đại ô tô ứng dụng kỹ thuật số. Điều này càng đặc biệt đúng hơn trong trường hợp của Volkswagen, khi đây là một hãng xe chú trọng vào các thành tựu về cơ khí – kỹ thuật, bền bỉ, chất lượng, động cơ và hệ dẫn động, ngược lại lại vô cùng chậm chạp trong việc nâng cấp về kỹ thuật số.
Dù sao thì, tình hình tài chính của Volkswagen đang ở mức lý tưởng và chưa thể nói là ảm đạm, do đó, họ hoàn toàn vẫn còn khả năng vực dậy tập đoàn và chống đỡ các thách thức thông qua nguồn tiền dồi dào từ việc kinh doanh lợi nhuận suốt nhiều thập kỷ.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz phát biểu tại Triển lãm Ô tô Munich 2023 rằng: “Cạnh tranh sẽ thúc đẩy chúng tôi nhưng đôi khi cũng làm chúng tôi sợ hãi. Vào những năm 1980, người ta cho rằng ô tô Nhật Bản sẽ tràn ngập thị trường. Hai mươi năm sau, người ta cho rằng sẽ là ô tô Hàn Quốc. Và ngày nay, người ta lại cho rằng đó sẽ là ô tô Trung Quốc. Nhưng sau tất cả, ô tô Đức vẫn sẽ luôn đứng vững trên thị trường.”
Hùng Dũng(theo Bloomberg)
Sách được chia thành 15 chương, với những cái tít rất ‘gợi” như: Trân Châu Cảng trên không gian mạng; Bình minh Mặt trời, Mê cung Ánh trăng; Làm nghẽn, khai thác, thao túng, phá hủy; Chúng ta đang dò dẫm trong vùng tối…
Theo sự dẫn dắt tài tình của Fred Kaplan, người đọc sẽ được khám phá những góc khuất của cuộc chiến khốc liệt này để thấy rằng chiến trường trên không gian mạng đã mở rộng ra toàn cầu. Đến giữa nhiệm kỳ tổng thống của Obama, hơn 20 quốc gia đã thành lập các đơn vị chiến tranh mạng trong quân đội. Mỗi ngày lại xuất hiện những báo cáo mới về các cuộc tấn công mạng, xuất phát từ Trung Quốc, Nga, Iran, Syria, Triều Tiên và nhiều nước khác vào các hệ thống máy tính, không chỉ của Lầu Năm Góc và các nhà thầu của Bộ Quốc phòng, mà còn của các ngân hàng, công ty thương mại, nhà máy, mạng lưới điện, hệ thống cấp nước – tất cả những thứ nối vào mạng máy tính.
Không gian mạng đã chính thức được coi là một “vùng” chiến sự, giống như trên không, trên bộ, trên biển, hay ngoài vũ trụ. Và do sự kết nối liền mạch của mạng toàn cầu, các gói thông tin, và Internet vạn vật, chiến tranh mạng sẽ không chỉ liên quan tới lục quân, hải quân, và không quân chắc chắn sẽ đụng đến cả nhân loại.
Có thể nói Vùng tốilà cuốn biên niên sử về chiến tranh mạng từ lúc khởi đầu cho đến nay và các nguy cơ ảnh hưởng đến tương lai. Tác giả đã mở ra cuộc phiêu lưu nghẹt thở theo các hành lang mật bên trong Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ, các đơn vị mạng bí mật ở Lầu Năm Góc, góc tối trong lĩnh vực quân sự, những cuộc tranh luận an ninh quốc gia ở Nhà Trắng và hoạch định chính sách mà các sĩ quan kiêm nhà khoa học - những nhà quân sự ẩn sau màn hình máy tính - đã nghĩ ra để thiết kế hình thức tấn công lẫn phòng thủ trong thời đại mới - thời đại chiến tranh thông tin.
“Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã phỏng vấn hơn một trăm người, những người từng một hoặc vài lần theo dõi email và các cuộc gọi điện thoại. Họ gồm từ thư ký nội các, tướng lĩnh và đô đốc (bao gồm 6 giám đốc NSA) đến chuyên gia kỹ thuật trong các cơ quan bí mật của bộ máy an ninh (không chỉ NSA), cũng như các sĩ quan, quan chức, phụ tá và nhà phân tích ở mọi cấp độ. Tất cả các cuộc phỏng vấn đều được thực hiện riêng tư”, Fred Kaplan tiết lộ.
Tác giả cho biết, đây là cuốn thứ ba trong loạt sách ông viết về sự tác động lẫn nhau của chính trị, ý tưởng và tính cách trong chiến tranh hiện đại. Cuốn đầu tiên, The Wizards of Armageddon(1983), nói về những nhà tư tưởng trí thức, những người phát minh ra chiến lược hạt nhân và biến các nguyên lý của nó thành chính sách. Tiếp đến là The Insurgents(2013) nói về các sĩ quan quân đội trí thức, những người làm sống lại học thuyết chống nổi dậy và cố gắng áp dụng nó vào các cuộc chiến ở Iraq và Afghanistan. Giờ đây, Vùng tốitheo chân những người thực hiện, các ý tưởng và công nghệ của những cuộc chiến tranh mạng đang rình rập...
" alt=""/>Vùng tối’: Cuốn biên niên sử về chiến tranh mạng từ khi khởi thủy